Tháp Chót Mạt hay còn được biết đến là dấu vết lịch sử không thể tách rời của nền văn minh Óc Eo. Nơi đây là ngọn tháp cổ được xây dựng vào thế kỷ thứ 8 và tiếp tục lưu truyền, gìn giữ cho đến thời điểm hiện tại.
Ngọn tháp đang là điểm đến thu hút du khách mỗi khi đi du lịch Tây Ninh. Hãy cùng 52Hz tìm hiểu thêm về di tích lịch sử đặc biệt này trong bài viết này.
Giới thiệu về Tháp Chót Mạt
✅ Địa chỉ | Ấp Mới, xã Tây Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh |
✅ Năm xây dựng | Giữa thế kỷ thứ 18 |
✅ Công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia | 1993 |
Tháp Chót Mạt là di tích lịch sử từ xa xưa được người dân và chính quyền Tây Ninh lưu truyền và bảo quản đến thời điểm hiện tại. Theo như các tài liệu dự đoán, ngọn tháp này đã được xây dựng vào giữa thế kỷ thứ 18 nhưng mãi đến thế kỷ 19 thì mới được phát hiện. Các nhà khảo cổ Pháp đã tìm thấy ngọn tháp nằm tại khu vực Tây Ninh, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 120km.
Ban đầu khi được tìm thấy, ngọn tháp đã có một phần bị sụp đổ và hư hại. Vào năm 1938, người dân đã chính thức tiến hành trùng tu lần đầu tiên và kế tiếp là 2003 và 2013. Để có được hình dạng nguyên vẹn nhất như hiện nay, không chỉ chính quyền Tây Ninh và cả những người dân nơi đây đã nỗ lực hết mình để bảo tồn được vẻ đẹp của lịch sử này.
Tháp Chót Mạt ở đâu?
Tháp Chót Mạt đã chính thức được ghi nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia 1993 bởi Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch. Nơi đây đã dần trở thành địa điểm du lịch văn minh, hấp dẫn ở Tây Ninh, đặc biệt là đối với những bạn đam mê khảo cổ học. Ngọn tháp có vị trí nằm tại ấp Mới, xã Tây Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
Phương thức di chuyển đến tháp
Với vị trí nằm cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh chỉ khoảng 120km, du khách sẽ mất khoảng hơn 2 giờ đồng hồ để có thể đến được vị trí tháp. Các bạn có thể di chuyển theo hướng Quốc lộ 22B đến Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát. Tiếp tục di chuyển thêm 17km sẽ bắt gặp một biển báo chỉ đường vào tháp nằm bên tay trái.
Từ đó, du khách tiếp tục di chuyển theo bảng chỉ dẫn sẽ dần thấy ngọn tháp hiện ra giữa cánh đồng, rẽ trái vào con đường đất thì điểm đến sẽ dần hiện ra. Ngày trước, khu vực đường vào Tháp rất khó khăn và bùn lầy. Tuy nhiên với sự phát triển của đường sá, xung quanh khu di tích đã được phát triển và thuận tiện hơn cho việc đi lại. Ngoài ra, chính quyền cũng đã trồng thêm cây xanh hai bên đường đi giúp tạo không khí mát mẻ và phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử.
Xem Thêm: Chợ Lá Tây Ninh – Phiên Chợ Kỳ Lạ Khi “Tiền Thay Bằng Lá”
Kiến trúc Tháp Chót Mạt như thế nào?
Tháp Chót Mạt là một trong 3 đền tháp cổ cực kỳ quý hiếm của khu vực Nam Bộ. Ngọn tháp nằm ẩn mình trong một con đường nhỏ, như một cô gái tuổi đôi mươi đang e thẹn ẩn mình dưới dòng chảy thời gian. Tháp Chót Mạt được thiết kế theo bình vuông, nghĩa là gồm 3 tầng giật cấp, khi đi lên dần phía trên sẽ nhỏ lại và không có chóp đỉnh. Đặc biệt, chỉ có mặt tháp là hướng về phía Đông, 3 mặt vách phụ còn lại sẽ nhìn về 3 hướng khác nhau là Nam, Tây và Bắc.
Khi tham quan tháp, các bạn sẽ cảm nhận ngọn tháp như một cây bút chì gỗ khổng lồ, nằm vươn thẳng lên cao như muốn “chọc thủng” trời xanh. Càng đến gần, sự hoành tráng và bề thế của ngọn tháp cổ dần hiện ra, tạo cảm giác độc đáo và ấn tượng cho người xem.
Ngọn tháp có kết cấu phần móng là hình vuông cạnh dài 5m và chiều cao tính từ mặt đất lên là 10m. Toàn bộ công trình tháp được xây dựng bằng đá phiến và gạch nung đỏ, tạo cảm giác vững chãi và cổ kính. Điều này có nét tương đồng khá nhiều so với những toà tháp Chăm tại khu vực miền Trung nước ta. Dù không sử dụng xi măng, nhưng với chất kết dính độc đáo, Tháp Chót Mạt vẫn khít chặt với nhau và không để lọt một tia nắng nhỏ xuyên qua.
Mặc dù ngọn tháp không còn quá nhiều sự tinh xảo và chi tiết như lúc ban đầu nhưng tháp cổ vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo và ấn tượng của mình. Du khách vẫn có thể nhìn thấy những bức tượng chạm khắc nổi hình ảnh vị thần, bông hoa hay các linh vật,… Nét đẹp tinh tế của ngọn tháp cổ vẫn luôn được giữ nguyên qua những lần tu sửa. Đây chính là một công trình kiến trúc cổ xưa cực kỳ vĩ đại, để lại nhiều bài học và thông tin quan trọng về một nền văn hóa hưng thịnh một thời.
Xem Thêm: Suối Trúc Tây Ninh – Điểm đến lý tưởng cho một ngày cuối thu
Tham quan Tháp Chóp Mạt Tây Ninh
Tuy không còn thờ các vị thần như tháp Chăm, cũng không có các lễ hội sôi động, nhưng du khách đến với khu di tích Chóp Mạt đều được hòa mình vào không khí yên tĩnh, thoáng đãng và trong lành nơi làng quê, không cần nghe tiếng còi xe inh ỏi hay mùi khói bụi ô nhiễm không khí, thật bình dị mà hạnh phúc biết bao.
Ngoài ra, toàn bộ khu tháp được xây dựng trên một gò đất hình chữ nhật có chiều dài 70m, rộng 65m, bên ngoài là cánh đồng lúa và bên trong là những vườn hoa rực rỡ, rất thích hợp để tham quan, vì vậy sẽ rất tuyệt giúp bạn có những bức hình sống ảo xịn sò cho xem.
Đặc biệt tháp Chót Mạt còn do người dân có nhà gần đó quản lý, mỗi khi có khách đến sẽ có ông cụ cùng chai nước khoáng và tờ rơi giới thiệu về tháp. Vì vậy, bạn cũng có thể trò chuyện với ông để tìm hiểu thêm về nét độc đáo của nền văn minh Óc Eo cổ đại.
Lưu ý khi tham quan tháp Chót Mạt
- Du khách không được xả rác bừa bãi, chạm hoặc vẽ vào vào ngọn tháp.
- Du khách khi không tìm được đường nên dừng lại và hỏi thăm những người dân.
- Nên ưu tiên trang phục lịch sự, sáng màu để có thể chụp hình lưu niệm đẹp mắt hơn.
Đây là toàn bộ những chia sẻ về công trình kiến trúc cổ Tháp Chót Mạt. Hy vọng thông qua những điều này, bạn sẽ có thêm động lực để khám phá, tìm hiểu và bảo tồn những di sản văn hóa, lịch sử của đất nước mình, góp phần giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa đa dạng và đặc trưng của Việt Nam.
Nếu bạn độc thân và đam mê trekking, khám phá thiên nhiên, hãy tham gia tour Tà Giang – Phước Bình của 52Hz. Trên chặng đường dài 28km, bạn sẽ được trải nghiệm hệ sinh thái rừng nguyên sinh Bidoup, dạo bước giữa thảo nguyên Phước Bình và tận hưởng một Tà Giang nên thơ. Hãy liên hệ hotline 028 4455 5252 để đăng ký và trải nghiệm cùng 52Hz.