Đối với những tín đồ xê dịch, đặt chân đến 4 cực của Việt Nam trên đất liền luôn là niềm đam mê. Trải khắp bản đồ đất nước, 4 địa danh này không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên đẹp sững sờ, ẩm thực địa phương độc đáo, mà còn là nơi đánh dấu chủ quyền lãnh thổ không thể xâm phạm của đất nước. Hãy cùng 52Hz khám phá ngay về nơi đây trong bài viết ” Review 4 điểm cực của Việt Nam” nhé.
Mục Lục
Toggle4 Cực Của Việt Nam ở đâu?
Việt Nam có đến 6 điểm cực, trong đó 4 điểm đất liền và 2 điểm trên biển. Thông tin 4 điểm cực của Việt Nam trên đất liền: Điểm Cực Bắc: Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang; Điểm cực Nam: Đất Mũi, Cà Mau; Điểm cực Tây: A Pa Chải, Điện Biên nằm trong đất liền; Điểm cực Đông: Mũi Đôi, Khánh Hòa tiếp cận biển.
STT | Tên | Vị Trí | Đơn vị hành chính |
1 | Cực Bắc | xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn | Tỉnh Hà Giang |
2 | Cực Tây | A Pa Chải – Tá Miếu, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé | Tỉnh Điện Biên |
3 | Cực Nam | xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển | Tỉnh Cà Mau |
4 | Cực Đông | Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh | Tỉnh Khánh Hòa |
1, Cực Bắc của Việt Nam – Cột cờ Lũng Cú tại Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang
Nơi nằm đầu của Tổ quốc trong 4 cực của Việt Nam đó chính là cực Bắc Việt Nam nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang. Khi bạn đến Hà Giang ắt hẳn cột cờ Lũng Cú là nơi bạn không thể bỏ lỡ. Từ cột cờ này đến cực Bắc của Tổ Quốc còn khoảng 2km. Tuy nhiên trong tiềm thức của người Việt từ trước đến nay. Thì đây vẫn là một biểu tượng thiêng liêng của Tổ Quốc thân yêu.
Cột cờ có độ cao là 1470m so với mực nước biển thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Từ thành phố Hà Giang bạn sẽ phải trải qua chặng đường gần 200km đường núi hiểm trở mới đến được nơi đây.
Và di chuyển hết chặng đường đó bạn sẽ được trải nghiệm những điều hết sức đặc biệt. Nhìn từ phía dưới lên, cột cờ Lũng Cú sừng sững trên đỉnh núi cao. Lá cờ sao vàng tung bay trong gió. Chắc chắn lúc này những bậc thang đá kia không gây một chút khó khăn nào cho bạn.
Cầu thang xoắn ốc 140 bậc có lối đi hẹp và ánh sáng vừa đủ sẽ dẫn bạn lên cao. Cảm giác đứng trên điểm cao nhất của cực Bắc. Tự tay chạm vào lá cờ thiêng liêng quả là tuyệt vời. Ngắm nhìn biên cương Tổ Quốc trùng trùng điệp điệp. Chỉ còn cảm giác thêm yêu đất nước và vùng đất này.
Đến đây vào tháng 9 đến tháng 12 bạn còn có cơ hội được ngắm nhìn những màu sắc mà không nơi nào có. Từ trên đỉnh cột cờ bạn sẽ thấy những thửa ruộng bậc thang với màu vàng rực của lúa chín. Hay màu hồng phớt của hoa Tam giác mạch tuyệt đẹp.
Xem Thêm: Top 10 Đỉnh Núi Cao Nhất Việt Nam Dành Cho Bạn
2, Cực Đông Việt Nam – Nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam
Cực Đông trên đất liền nằm tại Mũi Đôi, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Là nơi đón ánh nắng đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam. Tại vị trí này, một chóp inox đã được gắn vào ngày 4/8/2012 để làm mốc điểm cực Đông. Tại nơi đây, bạn sẽ chứng kiến nơi cuối cùng trên bản đồ Việt Nam. Nhờ lượng phù sa bồi đắp mà được nới rộng hơn mỗi ngày. Và cảm giác thật tuyệt vời khi bạn có thể đón bình minh với ánh mặt trời ló dạng đầu tiên trên mảnh đất Việt Nam tại cực Đông.
Thời điểm lý tưởng và phù hợp nhất để bạn có thể cho một chuyến hành trình là khoảng thời gian đầu năm. Lúc này, cũng chính là mùa khô. Thời tiết vào thời điểm này khá dễ chiu, lượng mưa không nhiều. Sẽ giúp cho hành trình của bạn thuận lợi hơn.
Bình minh tại Cực Đông sẽ là những tia nắng vàng tươi chiếu xuống mặt biển tạo nên thứ ánh sáng lấp lánh ánh bạc. Đứng trước biển lúc bình mình, bạn thấy mình thật nhỏ bé giữa cái bao la của đất trời. Lặng người lắng nghe từng đợt sóng vỗ bờ, sẽ khiến cho bộn bề của cuộc sống hối hả tan biến lúc nào không hay.
Tham khảo chi tiết: Tour Cực Đông 2N2Đ – Đón Ánh Bình Minh Cùng 52hz
Điểm Cực Tây – Cột mốc không số A Pa Chải, Điện Biên
Nơi được mệnh danh “một con gà gáy ba nước cùng nghe”. Đó chính là cực Tây – đỉnh A Pa Chải ( xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), Mốc giao điểm biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc. Có phía Tây Bắc giáp với tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, phía Tây Nam giáp với Lào.
A Pa Chải nằm ở độ cao 1864 m so với mực nước biển. Đây là nơi sinh sống của người dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác. Theo tiếng Hà Nhì A Pa Chải có nghĩa là “vùng đất bằng phẳng, rộng lớn”.
Khoảng cuối tháng 10 âm lịch, sau khi thu hoạch xong vụ lúa người dân Hà Nhì khá thư nhàn. Các già làng, trưởng bản và cán bộ xã sẽ họp để thống nhất một ngày ăn Tết chung. Nếu đến đây vào dịp này, du khách sẽ được trải nghiệm cái Tết khó quên cùng người dân bản địa.
4, Điểm Cực Nam – ” Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam”
Nơi nằm tận cuối bản đồ trong 4 cực của Việt Nam đó chính là cực Nam – mũi Cà Mau (thuộc huyện Ngọc Hiển – tỉnh Cà Mau). Mang một nét đẹp phóng khoáng bao la. Điểm cực Nam của Tổ quốc nằm cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 110 km về hướng Nam.
Sau khi đến thành phố Cà Mau, bạn sẽ phải mất thêm 1 khoảng thời gian. Để đi về huyện Năm Căn và tiếp tục di chuyển bằng đường thuỷ ra khu du lịch Đất Mũi. Nơi được xem như điểm cực Nam của Tổ quốc.
Tại đây với biểu tượng thu hút khách du lịch, ai cũng muốn được đặt chân đến. Đó là mốc tọa độ quốc gia (GPS 0001) và biểu tượng mũi Cà Mau. Với hình con tàu lướt sóng hướng ra biển.
“4 cực một đỉnh” rất đáng để trải nghiệm, đến với mỗi điểm cực ta sẽ cảm nhận được vẻ đẹp, khám phá văn hóa địa phương, và cảm thấy lòng đầy tự hào. Với những thông tin mà 52Hz chia sẻ Review 4 Cực Của Việt Nam. Chắc hẳn bạn cũng đã hiểu thêm về hành trình này.
Xem Thêm: Trekking là gì? Liệu đây có là một hình thức đáng để trải nghiệm?