Khi nhắc tới chuyện tình Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm, người ta thường nhớ đến Lầu Ông Hoàng – một minh chứng tuyệt đẹp cho tình yêu mãnh liệt giữa chàng thi sĩ mộng mơ và nàng thơ. Ngày ấy, chuyện tình của ông được thiên hạ đồn vang, quan tâm rầm rộ và thường rỉ tai nhau về địa danh thơ mộng này. Nơi đây không chỉ đại diện cho chuyện tình ngày ấy mà còn là chốn thơ với vẻ đẹp non nước hữu lộng giữa những ngày hè gió lộng.
Hãy cùng 52Hz khám phá những bí ẩn của ngôi nhà cổ và những câu chuyện đằng sau nó trong bài viết.
Giới thiệu về Lầu Ông Hoàng
Tất nhiên đối với những người yêu văn thơ ngày ấy, không ai là không biết đến chuyện tình đầy lãng mạn và có chút day dứt giữa cố thi sĩ Hàn Mặc Tử và nàng thơ Mộng Cầm. Đặc biệt, khi nói về hai người này, chốn hẹn hò của cặp đôi – Lầu Ông Hoàng cũng liên tục được nhắc đến. Nơi đây là một tàn tích được nằm tại một trong năm ngọn đồi đẹp nhất khu vực Phan Thiết, Bình Thuận. Chốn này vốn là biệt thự được xây dựng bởi công tước người Pháp, hiện chỉ còn lại những tàn tích cổ xưa.
Lầu Ông Hoàng – là biệt thự do Ferdinand d’Orléans, Công tước De Montpensier, cháu nội vua Louis-Philippe I của Pháp xây dựng với mức chi phí lên đến 82.000 đồng bạc Đông Dương. Trải qua một thời gian dài, nơi này gần như bị phá hủy hoàn toàn và chỉ còn lại những dấu tích nhỏ, những kí ức về chuyện tình giữa cố thi sĩ và nàng thơ tình yêu của ông.
Ngôi Lầu Ông Hoàng được xây dựng chính thức vào năm 1911 với mảnh đất rộng lên đến 536m2. Nơi đây chỉ cách khu vực Tháp PoSahnư 100m về hướng Nam. Được biết, nơi này sau này là nơi nghỉ dưỡng của vua Bảo Đại.
Xem Thêm: Lịch Trình Tour Tà Năng Phan Dũng – Chinh phục cung trekking huyền thoại
Lầu Ông Hoàng ở đâu?
Lầu Ông Hoàng được xây dựng vào ngày 21/2/1911 với vị trí tọa lạc đẹp mắt tại đỉnh đồi Bà Nài, tỉnh Bình Thuận. Nơi đây chỉ cách khu vực Tháp Chàm khoảng 100m về phía Nam nên sẽ tiện cho du khách tham quan cả hai địa danh cùng một lúc.
Nét đẹp kiến trúc Lầu Ông Hoàng
Lầu Ông Hoàng không chỉ được biết đến với chuyện tình lãng mạn của cố thi sĩ mà còn nhờ vào nét đẹp kiến trúc có 102 của nó. Nơi đây hầu như không có bàn tay tác động của loài người, những nét kiến trúc thuở hoang sa vẫn được giữ lại. Nhờ thế, khi ghé đến nơi đây, du khách thường sẽ có cảm giác bước một bước về quá khứ, lạc vào không gian xa xưa. Họ thường nhớ đến người thi sĩ Hàn Mặc Tử thuở ấy với bao niềm thương xót về số phận và chuyện tình của ông.
Công trình này được “thổi hồn” vào với nét kiến trúc của Pháp, với móng nền được đúc bằng đá hộc xanh và lót gạch bông sáng bóng. Trong đó, khu vực nền của lầu cao đến hai thước, tạo cảm giác thoáng đãng, rộng rãi và dễ chịu. Với những phiến đá màu xanh, khuôn viên khu biệt thự luôn có cảm giác mát lạnh, dù cho thời tiết bên ngoài có tăng cao đến đâu.
Ở mặt trước biệt thự, các kiến trúc sư đã khiến du khách phải tròn xoe mắt nhờ những mảng màu sắc đa dạng, rực rỡ. Khoảng sân rộng của khu biệt thự được phủ đầy những loại hoa, cây cảnh và các ghế đá. Khi chiều tà, các tán cây toả ra che bóng mát, tạo không gian lãng mạn, thư giãn cho mọi người được hoà mình vào thiên nhiên và trò chuyện.
Với những đặc điểm nổi bật và quyến rũ như thế, Lầu Ông Hoàng được xem là một trong những biểu tượng kiến trúc biệt thự đẹp nhất thời bấy giờ. Mặc dù vậy, nơi đây lại không được bảo quản và gìn giữ trọn vẹn, mà được bán lại cho một người chủ khách sạn Pháp khác. Mãi đến sau này, nơi đây đã trở thành địa điểm nghỉ dưỡng của vua, địa danh du lịch nổi tiếng của Bình Thuận, và là chốn hẹn hò thầm kín của đôi uyên ương thời ấy.
Xem Thêm: Trường Dục Thanh – Niềm tự hào của các sĩ phu yêu nước
Tiếng vọng tình yêu của Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm
Lầu Ông Hoàng được xem như là tiếng vọng cho mối tình đầy kỷ niệm và day dứt của cố thi sĩ và bà Mộng Cầm. Những kỷ niệm cũng như những vần thơ mà ông khắc ghi đi sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ. Khi nhắc đến nơi đây, mọi người sẽ có xu hướng nhớ về chuyện tình đẹp nhưng không kém phần trắc trở, gian khổ của ông.
Theo lời kể của bà Mộng Cầm, Hàn Mặc Tử đã đi vào Phan Thiết để thăm bà nhưng đáng tiếc thay, đây lại là cuộc gặp gỡ lần cuối của hai người. Sau khi ông trở về Huế, rồi vào Quy Nhơn, ông đã điều trị bệnh phong của mình ở Tuy Hòa và rồi mất tại nơi đây.
Vì thế, khi nhắc đến chuyện tình xưa năm ấy, mọi người lại thường rỉ tai nhau về khu biệt thự này cũng như những áng văn thơ ông để lại. Dường như nơi đây đã trở thành một niềm khắc khoải để lại những day dứt trong lòng người đời. Vào giai đoạn cuối đời, cố thi sĩ đã thốt lên:
“Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang.
Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết
Ôi trời ôi! là Phan Thiết Phan Thiết
Mà tang thương còn lại mảnh trăng rơi”
Xem Thêm: Rừng Keo Lá Tràm – Cung Đường Rực Rỡ Sắc Vàng Mũi Né
Lầu Ông Hoàng điểm checkin không thể bỏ qua
Dù Lầu Ông Hoàng ngày nay chỉ còn là phế tích, nhưng mỗi lần đến Phan Thiết, người ta rỉ tai nhau rằng nhất định phải ghé thăm quần thể di tích Lầu Ông Hoàng và quần thể tháp Pôshanư – nơi thờ công chúa Chăm.
Một điều đặc biệt là khu di tích Lầu Ông Hoàng dường như không có sự tác động của con người nên vẫn giữ được nét hoang sơ, khiến người ta có cảm giác như lạc vào một không gian xa xưa, tôi cảm thấy nhiều sự đồng cảm khi nghĩ đến nhà thơ Hàn Mặc Tử.
Nhưng khi đứng trên đỉnh Bà Nà lộng gió, phóng tầm mắt ra xa, ôm trọn thành phố Phan Thiết vào lòng. Dường như chỉ ở vị trí này, trên địa danh Lầu Ông Hoàng nổi tiếng một thời, ta mới thấy được vẻ đẹp kỳ vĩ của thành phố Phan Thiết nằm yên bình bên thung lũng lớn.
Phía trước là biển xanh rì rào, với những con sóng nhấp nhô trải dài đến tận chân trời xa xăm. Quay đầu nhìn lại, chợt thấy những dãy núi trập trùng uốn lượn uyển chuyển, ẩn hiện sau hình ảnh cao nguyên Lâm Đồng oằn mình trong sương khói.
Nhưng có lẽ, buổi bình minh của Lầu Ông Hoàng đã khiến nhiều người xúc động. Mặt trời đỏ hỏn từ từ nhô lên khỏi mặt biển, cả không gian chìm trong màn đêm hư ảo bỗng dần dần tỏa ra ánh sáng diệu kỳ của buổi ban mai. Từ trên cao nhìn xuống, nhìn cảnh vật và con người trước mặt dần dần tỉnh giấc, thật nhẹ nhàng và bình yên.
Nhiều người cố chờ hoàng hôn ở đó, mặt trời đỏ au, cố rọi những tia nắng yếu ớt cuối ngày lên vạn vật, rồi chìm dần vào rặng núi xa, tạo cho Phan Thiết một màu huyền bí. Và khi trăng lên, nhất là vào ngày trăng 16, ánh sáng bàng bạc chiếu vào từng cành cây, ngọn cỏ khiến vạn vật trở nên huyền ảo. Vì vậy, năm xưaHàn Mặc Tử ngắm cảnh đêm trăng trên đỉnh tháp canh.
Và đến hôm nay, khi nhắc về Lầu Ông Hoàng, chúng ta không chỉ nhớ về vẻ đẹp thiên nhiên mà còn nhớ về một mối tình đầy day dứt và đau thương trong quá khứ. Vì thế khi có cơ hội ghé Phan Thiết, du khách đừng nên bỏ qua dấu tích này.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có một chuyến hành trình đầy thú vị và sâu sắc đến với Lầu Ông Hoàng – một địa danh mang trong mình nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và tình cảm. Hãy đến thăm và khám phá vẻ đẹp tinh tế của kiến trúc cổ kính này.
Nếu bạn độc thân và đam mê trekking, khám phá thiên nhiên, thì tour trekking Tà Năng Phan Dũng của 52Hz chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn! Với đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp, trải nghiệm săn mây, đi qua nhiều địa hình rừng, đồi thoai thoải khác nhau và đặc biệt đêm nhạc Acoustic độc đáo của 52Hz. Hãy gọi ngay hotline đăng ký: 028 4455 5252!