Với một nền văn hóa đậm đà và phong phú như văn hóa Chăm Pa, những di tích lịch sử của họ trở thành những nơi thu hút khách du lịch từ khắp nơi đến để khám phá. Tháp Chàm Poshanư là một trong những di sản văn hóa độc đáo và huyền bí của Chăm Pa, được xây dựng vào thế kỷ thứ 13.
Tháp chàm Poshanư hay còn được gọi là tháp Chăm Phố Hài được xem là một trong những nhóm di tích còn sót lại của vương quốc cổ xưa Chăm Pa. Nơi đây tọa lạc tại khu vực đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải, thành phố Phan Thiết về phía Đông Bắc. Nhóm tháp Chăm Pa mang nét đẹp của kiến trúc Hòa Lai.
Giới thiệu về Tháp chàm Poshanư
Tháp Chàm Poshanư là một trong những địa điểm còn mang đậm nét phong cách nghệ thuật cổ của lối kiến trúc Hòa Lai. Nơi đây có bề dày lịch sử đa dạng và vô cùng đặc trưng. Nhờ thế, nhóm tháp này đã trở thành một trong những địa điểm dừng chân lý tưởng khi du khách đến với khu vực Mũi Né Phan Thiết.
Tháp Chàm Poshanư ở đâu?
Vị trí cụ thể của tháp chàm sẽ nằm tại ngọn đồi Bà Nài thuộc khu vực phường Phú Hải, thành phố Phan Thiết. Nơi đây cách trung tâm thành phố khoảng 7km và thuộc nội khu của khu di tích Lầu Ông Hoàng ngày xưa.
Nơi đây chứa đựng những giá trị tinh hoa kiến trúc của văn hóa Chăm Pa nên được chăm sóc và gìn giữ chu đáo bởi chính quyền địa phương và người dân nơi đây. Giá vé vào cổng sẽ là 10.000 VNĐ nhằm phục vụ cho việc bảo quản kiến trúc.
Cách di chuyển đến Tháp Chàm Poshanư
Tháp chàm nằm cách không quá xa trung tâm thành phố Phan Thiết nên du khách có thể tự do di chuyển bằng xe máy, xe khách, hoặc taxi. Bạn di chuyển đến đường 715, sau đó rẽ phải vào đường Võ Nguyên Giáp đi đến khu Phú Hải khoảng 20 phút là đến Tháp Chàm Poshanư. Các bạn có thể di chuyển theo tuyến đường đề xuất bởi Google Maps hoặc đi theo sự chỉ dẫn của người dân địa phương nơi đây.
Giá vé tham quan
Chỉ với khoảng 10,000đ cho khách nội địa và 15,000đ cho khách quốc tế
Lịch sử Tháp Chàm Poshanư
Quần thể tháp chàm này được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 8, đầu thế kỷ thứ 9 tại Chăm Pa cổ xưa và dùng để thờ thần Shiva. Đây cũng chính là một trong những vị thần quan trọng trong văn hóa Ấn Độ giáo và được người dân sùng bái, tôn kính nhất. Vào giai đoạn 1992-1995, tháp chàm đã được phát hiện thông qua những cuộc khai quật khảo cổ và được chính thức gọi tên là Poshanư.
Thông thường, vào tháng giêng âm lịch hằng năm, tại khu vực tháp chàm sẽ có diễn ra các lễ hội quan trọng như Poh Mbăng Yang, Rija Nưgar… Các buổi lễ hội này thường mang ý nghĩa cầu mưa, cầu sự an lành và sức khỏe cho người dân địa phương. Ngoài ra, khi khảo cổ, nơi đây còn phát hiện ngoài 3 tháp chính còn có một đền thờ lớn bị chôn vùi sâu dưới lòng đất hơn 300 năm.
Xem Thêm: Bàu Cát Trắng: Trải nghiệm du lịch và tận hưởng gió biển
Kiến trúc đặc trưng của tháp
Tháp Chính A
Đây cũng chính là nơi có quy mô lớn nhất và tráng lệ nhất trong quần thể tháp chàm Poshanư. Ngọn tháp chính này có chiều cao lên đến 15 mét, trong đó có 4 tầng và 4 cửa hình tam giác hướng về 4 phía khác nhau. Khi lên cao dần, diện tích của tháp chính sẽ thu nhỏ lại tạo thành hình chóp đặc trưng của kiến trúc Chăm Pa cổ.
Ngọn tháp chính A có họa tiết trang trí được minh họa rất tỉ mỉ và chỉn chu. Chính sự công phu và chu đáo trong phong cách thiết kế đã tạo nên một vẻ đẹp hoàn mỹ, nguy nga, và không kém phần tráng lệ của ngọn tháp. Với vẻ đẹp hài hòa, tháp chính A đem đến một cảm giác thoải mái, dễ chịu cho du khách khi tham quan.
Tháp chính A được xây dựng kín đáo từ bên ngoài với mỗi cửa sổ gạch có 4 lỗ lớn để thông gió ra ngoài. Nhìn từ bên ngoài, du khách sẽ nhìn thấy một cửa chính dài được hướng thẳng về phía Đông với ý nghĩa đây sẽ là nơi cư ngụ của thần linh. Ngoài ra, 3 cửa giả ở những hướng như Bắc, Tây, Nam đều được chạm khắc chi tiết với những bông hoa và hình tượng đạo đáo. Đây cũng chính là công trình còn nguyên vẹn nhất trong chùm tháp này.
Tháp phụ B
Khác với ngọn tháp chính, tháp phụ B nằm nhích về hướng Bắc với chiều cao chỉ 12m. Nơi đây có kiến trúc cơ bản tựa như tháp chính nhưng có phần đơn giản và “gọn nhẹ” hơn. Từ trước kia, người dân sử dụng ngọn tháp này để thờ cúng con bò thần Nandin – vật cưỡi của thần Shiva, nhưng đến nay thì không còn nữa.
Tháp phụ C
Về thiết kế của tháp phụ C thì du khách sẽ nhìn giống tựa như một căn bếp. Chiều cao của ngọn tháp phụ này chỉ có vỏn vẹn 4 mét với duy nhất một khu vực cửa chính ở phía Đông. Các họa tiết được chạm khắc lên ngọn tháp thì đã bị bào mòn nhiều vì thời gian nên sẽ không còn nguyên vẹn nét đẹp từ ban đầu. Vì có thiết kế trong giống một căn bếp gia đình nên ngọn tháp phụ này dùng để thờ thần lửa.
Chơi gì khi tham quan tháp Poshanư
Chỉ với khoảng 10.000 đồng cho khách trong nước và 15.000 đồng cho du khách quốc tế, bạn đã có cơ hội tham quan tháp Chàm Poshanư Phan Thiết và tận mắt chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc độc đáo nhất của vương quốc Chăm. Nếu là một tín đồ sống ảo thì khi đến đây chắc chắn bạn sẽ sưu tập được những bức ảnh check in cực “chất”.
Đến với Posanuta, du khách không chỉ được tham quan, chụp ảnh. Bạn sẽ tìm hiểu thêm về văn hóa Chăm thông qua các buổi biểu diễn nghệ thuật dân gian do ban quản lý tổ chức và xem người dân bản địa dệt vải thủ công.
Xem Thêm: Cột Cờ Phú Quý – Lãnh Thổ Chủ Quyền Tại Đảo Phú Quý
Lễ hội ở Poshanư
Hàng năm, khu di tích tháp Poshanư luôn tấp nập người Chăm từ các vùng lân cận đến cầu bình an, cầu mưa hay cầu cho các nghi lễ truyền thống thể hiện sự tưởng nhớ công ơn của người xưa và sự sùng bái thần linh… được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Trong số đó có những lễ hội nổi tiếng như Lễ hội Kate – được tổ chức vào ngày 1 tháng 7 hàng năm theo lịch Chăm (tức là tháng 9 hoặc tháng 10 theo lịch Dương), Lễ hội Rija Nưga, Poh Mbăng Yang (tương tự như Tết Nguyên đán) – Được tổ chức vào đầu tháng Giêng theo lịch Chăm.
Nếu không thể đến đây vào các mùa lễ hội, đừng lo, vào ngày thường, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức các tiết mục nghệ thuật Chăm Pa và màn trình diễn dệt vải của các nghệ nhân do ban quản lý khu di tích tổ chức.
Lưu ý khi tham quan
- Du khách có thể ghé đến vào khoảng tháng 7 hoặc tháng 9 âm lịch để có thể tham gia những lễ hội Kate độc đáo của người Khmer.
- Đối với những lễ hội cầu mưa, bình an khác như Poh Mbăng Yang thì du khách có thể ghé thăm vào tháng giêng âm lịch.
- Du khách không được tự tiện vẽ bậy hay chạm khắc vào ngọn tháp chàm Poshanư.
- Khi tham quan, các bạn cần tuân thủ quy định, tránh xả rác bừa bãi hay gây mất trật tự khu vực du lịch này.
Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu thêm về vẻ đẹp huyền bí và giá trị văn hóa của Tháp Chàm Poshanư – một trong những di sản văn hóa của dân tộc Chăm Pa. Đây là một điểm đến không thể bỏ qua cho những ai yêu thích khám phá và tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của Việt Nam.
Hãy đến và trải nghiệm sự kỳ diệu của những tác phẩm kiến trúc độc đáo và ấn tượng này. Chắc chắn rằng bạn sẽ không hối tiếc khi ghé thăm Tháp Chàm Poshanư tại thành phố Phan Thiết nhé!
Bạn độc thân và đam mê trekking, khám phá thiên nhiên? Bạn muốn trải nghiệm những hành trình đầy thử thách nhưng lại thân thiện và kết nối với những người bạn mới? Hãy đến với tour trekking Tà Năng Phan Dũng của 52Hz ! Với đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp, bạn sẽ được săn mây, đi qua nhiều địa hình rừng, đồi thoai thoải khác nhau, và tham gia đêm nhạc Acoustic cùng 52Hz. Đăng ký ngay qua hotline: 028 4455 5252!