Nếu bạn đã từng đặt chân tới Bình Thuận, chắc hẳn không thể bỏ qua một địa danh nổi tiếng với những câu chuyện linh thiêng và huyền bí – Dinh Vạn Thủy Tú. Đây là một trong những điểm đến thu hút du khách với không chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn cả sự tâm linh và tín ngưỡng của người dân địa phương.
Nơi đây hằng năm diễn ra các lễ hội cúng Ngư Ông rất lớn và thu hút đông đảo người dân, du khách đến đây. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về các lễ hội, tục thờ cúng hay những đặc điểm nổi trội của dinh thì nhanh chân theo 52Hz chúng mình nhé.
Mục Lục
ToggleGiới thiệu về Dinh Vạn Thủy Tú
Ngư Ông có một vai trò quan trọng trong đời sống cũng như ngành nghề đối với người dân nơi đây. Dinh Vạn Thủy Tú là cái tên mang một ý nghĩa về sự xa hoa, phát triển và của cải dồi dào về một làng chài. Trước kia, khi người miền Trung di cư vào đất Bình Thuận lập nghiệp, họ đã thờ cúng Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn Thần. Do đó mà có thể thấy tục thờ cúng đã có từ đời ông cha chúng ta.
Bắt nguồn tục thờ cá Voi hay còn gọi là cá Ông là của người Champa. Sau khi người Việt và một vài người Hoa di cư đến sống thì họ đã thuần hóa lại cho nó phù hợp với đời sống, văn hóa của họ. Và dần dần, tục thờ cá Ông và dinh Vạn Thủy Tú đã trở thành một tín ngưỡng trong đời sống tâm linh của người dân.
Dinh Vạn Thủy Tú ở đâu?
Dinh Vạn Thủy Tú tọa lạc ở số 54 đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận. Nơi đây hằng năm thu hút đông đảo lượt khách đến tham quan, chiêm bái hay du lịch tâm linh hằng năm. Con người sống luôn có một chỗ dựa tinh thần và dù là đồng bằng hay vùng biển đều không ngoại lệ.
Hướng dẫn di chuyển đến Dinh Vạn Thủy Tú
Từ trung tâm Phan Thiết, theo quốc lộ 1A khoảng gần 15 km, hướng Sài Gòn-Phan Thiết tại vòng xoay Suối Cát. Sau đó, tiếp tục đi theo đường Trần Quý Cáp – Trần Hưng Đạo đến đường Hàn Thuyên. Tiếp theo, bạn rẽ trái di chuyển đến ngã tư đường Đức Ông. Đi cho đến khi bạn tìm thấy số 54, đó là Dinh Vạn Thủy Tú. Nếu bạn đi đến Co.opmart gần đó, chỉ cần băng qua cầu Trần Hưng Đạo. Sau đó bạn rẽ vào đường Ngư Ông, đi khoảng 500m sẽ thấy cổng dẫn vào Dinh Vạn Thủy Tú.
Nếu bạn thuê ô tô và xe máy để di chuyển thì phải gửi xe khi đến nơi, giá dao động: 5.000 – 30.000 VND/xe.
Giá vé tham quan và giờ mở cửa
- Giờ mở cửa tham quan: 7:00 – 17:30 hằng ngày.
- Giá vé: 5.000 VNĐ / trẻ em và 15.000 VNĐ / người lớn.
Xem Thêm: Hải đăng Kê Gà Bình Thuận – Hải Đăng Cổ Nhất Tại Việt Nam
Lịch sử hình thành và kiến trúc của dinh Vạn Thủy Tú
Ngư dân tại làng Thủy Tú đã xây dựng và lập nên dinh tại Phan Thiết vào năm 1762, khá là sớm. Khi mới được lập nên, dinh Vạn Thủy Tú có chính điện thờ thần Nam Hải được đặt ở sát biển. Tuy nhiên, quá trình bồi lấp của thiên nhiên diễn ra hằng năm đã khiến cho nơi đây có hình dạng khác so với lúc khi mới thành lập.
Dinh Vạn Thủy Tú còn là nơi được các nhà vua triều Nguyễn lựa chọn để sắc phong trong 5 triều đại là: Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định. Số lần sắc phong lên đến con số 24. Đến năm 1996, dinh Vạn Thủy Tú đã được nhà nước xếp vào di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2003, viện hải dương học Nha Trang đã phục chế bộ xương cá voi lớn nhất và trưng bày ngay bên trong của dinh.
Đối với những thiết kế của dinh Vạn Thủy Tú thì nhiều kiến trúc sư đã nhận xét đây còn có thể gọi là đình. Hương án giữa đình thờ Nam Hải cự tộc Ngọc Lân tôn thần. Bên trái thờ Thủy Long thánh phi nương tôn thần và bên phải thờ Thái hiệu tiên sư tôn thần. Cá Ông chết sẽ được chôn tại Ngọc Lân Thánh địa, sau 3 năm sẽ cải táng đem cốt vào thờ.
Đình Vạn Thủy Tú – Bảo tồn bộ xương cá Ông lớn nhất Đông Nam Á.
Bộ xương cá nổi tiếng – niềm tự hào của người dân nơi đây.
Dinh Vạn Thủy Tú không chỉ nổi tiếng với lịch sử lâu đời, kiến trúc độc đáo mà còn là nơi sở hữu bộ xương cá Ông lớn nhất Đông Nam Á. Theo dân gian kể lại, sau khi xây dựng xong, Dinh Vạn có một con cá Ông rất lớn dạt vào bờ trước dinh. Do cá Ông quá lớn nên ngư dân trong thôn đã vận động 2 ngày rồi mới chở ông về đây an táng.
Bộ xương cá Ông được xác định là của một con cá voi lưng xám, dài 22m, nặng 65 tấn, được bảo quản tốt, không sót một phần xương, có niên đại thế kỷ I. Ngoài những bộ xương khổng lồ, trong cung điện còn có hơn 100 bộ xương cá lớn nhỏ với lịch sử hơn 150 năm.
Câu chuyện về tín ngưỡng thờ cá Ông
Cái tên Vạn Thủy Tú thể hiện ước mơ về một làng chài trù phú. Ngư dân Phan Thiết từ trước đến nay luôn tin rằng Ông Yểm là vị thần phù hộ cho ngư dân vùng biển cuộc sống ấm no, sung túc nên khi được hỏi về tín ngưỡng này, họ luôn tự hào và tổ chức tang lễ.
Theo phong tục lâu đời của ngư dân Bình Thuận, người đầu tiên vớt được ông lên bờ sẽ được coi là con của ông và có nghĩa vụ chôn cất, để tang như cha mẹ. Sau khi Cá Ông Lớn lớn qua đời, nó được chôn cất trong cồn cát ven biển, và một buổi lễ hiến tế toàn diện được tổ chức để bày tỏ lòng thành kính. Nhiều năm sau, khi xác ông chỉ còn lại bộ xương, những người đánh cá đã đem xương ông chôn cất trong mộ để thờ cúng. Đối với những con cá Ông nhỏ, ngư dân sẽ rửa sạch bằng rượu, sau đó phơi nắng nhiều ngày cho bớt mùi hôi, rồi đem chôn ở khu bảo tồn mộc lan.
Thời Nguyễn, ai tìm được cá voi mắc cạn sẽ được thờ cúng và miễn thuế ba năm. Đặc biệt ông Nguyễn Sáu, thường gọi là Sáu Vóc, là một trong những phú ông “hấp dẫn” nhất khi ông đã gặp không dưới 15 lần.
Xem Thêm: Gành Son Phan Thiết – Tuyệt Tác Thiên Nhiên Bình Thuận
Tục thờ cá Ông tại dinh Vạn Thủy Tú
Theo như truyền thống từ xưa đến nay, cá nhân ai nhìn thấy được cá Ông trôi vào bờ thì đó chính là người làm lễ an táng cho cá Ông. Xác sẽ được rửa bằng rượu và tẩm liệm trên tấm vải màu đỏ. Có nhiều người còn lấy giấy thấm nước chảy ra từ miệng của Ông, phơi khô rồi đốt lấy tro trị bệnh suyễn. Thời gian đầu, cá Ông sẽ được chôn ở các đụn cát gần biển. Sau ba năm thì làm lễ cải táng và lễ Nghinh Ông hoặc cầu Ngư rồi đem vào thờ.
Tương truyền nhiều đời đã kể lại rằng, thời nhà Nguyễn sẽ miễn sưu thuế 3 năm cho người chịu tang Cá Ông từ thời điểm nhìn thấy đến khi cải táng. Hằng năm, khi ngư dân thấy Cá Ông dạt vào bờ hay còn gọi là lụy bờ thì họ sẽ làm lễ cúng giỗ. Tại dinh Vạn Thủy Tú cũng không ngoại lệ. Làng chài nào mà có Cá Ông lụy bờ thì đó là điều may mắn, đời sống ấm no, công việc ngư dân hanh thông và tai qua nạn khỏi.
Lễ hội tại dinh Vạn Thủy Tú được nhà nước đề cao bảo tồn và phát huy. Đây được xem như là một truyền thống lễ nghĩa của sự biết ơn và tưởng nhớ tổ tiên, thần linh. Hằng năm tại dinh sẽ diễn ra 3 kỳ lễ hội chính, là Lễ hội Cầu Ngư đầu mùa (20 tháng 4 âm lịch), Lễ hội Cầu Ngư chính (19 đến 22 tháng 6 âm lịch), Lễ hội Cầu Ngư mãn mùa (23 tháng 8 âm lịch).
Lễ hội Cầu Ngư là thời gian diễn ra đầy đủ nhất cá giá trị về bản sắc, đặc trưng của văn hóa miền biển, ngư dân. Đó không chỉ là truyền thống, màu sắc của tập tục mà còn là đời sống tâm linh. Bên cạnh đó, lễ hội còn được tổ chức kèm theo với các tiết mục hát Bội rất đặc sắc. Lễ hội diễn ra có một phần đóng góp rất lớn trong đời sống sinh hoạt của người dân.
Đã trải qua 250 năm nhưng dinh Vạn Thủy Tú vẫn luôn mang những giá trị lớn lao được bảo tồn cũng như truyền tải đến người dân và cả du khách. Là giá trị hướng về cội nguồn, tổ tiên, ông cha ta và duy trì những tập tục truyền thống tốt đẹp.
Với sự linh thiêng và độc đáo của mình, Dinh Vạn Thủy Tú thật sự là một điểm đến đầy thú vị để khám phá tinh hoa văn hóa và đời sống của ngư dân Bình Thuận. 52Hz hy vọng rằng bài viết này đã giúp các bạn có thêm những kiến thức mới về địa điểm du lịch này, và mong muốn rằng trong tương lai, chúng ta có thể có cơ hội trải nghiệm sự tuyệt vời của Dinh Vạn Thủy Tú một cách trực tiếp.
Nếu bạn độc thân và đam mê trekking, khám phá thiên nhiên, thì tour trekking Tà Năng Phan Dũng 52Hz chính là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn! Với đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm săn mây, đi qua nhiều địa hình rừng, đồi thoai thoải khác nhau, đặc biệt, bạn sẽ tham gia đêm nhạc Acoustic độc đáo. Hotline đăng ký: 028 4455 5252!