Những câu chuyện huyền bí và lịch sử dường như vẫn chưa được khám phá hết trong những địa điểm du lịch của Việt Nam. Chùa Cổ Thạch là một kiệt tác của thiên nhiên sống mãi theo dòng thời gian khi đến ngày nay chùa đã có đến khoảng 200 năm tuổi. Sở dĩ tại sao lại vang danh kiệt tác thiên nhiên, bởi lẽ đây không chỉ là địa điểm du lịch tâm linh của vùng đất Bình Thuận mà còn sở hữu bãi đá bảy màu cùng những khung cảnh tuyệt đẹp.
Theo chân 52Hz và khám phá những không gian mới lạ, kỳ thú tại chùa Cổ Thạch nhé.
Mục Lục
ToggleGiới thiệu về Chùa Cổ Thạch
Chùa Cổ Thạch ở đâu?
Chùa Cổ Thạch còn được biết đến với cái tên là chùa Hang. Chùa tọa lạc trong khu du lịch Cổ Thạch của xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận. Đây là một quần thể kiến trúc mang hơi thở và có những giá trị rất lớn về tôn giáo, đại loại là Phật giáo. Chùa được xây dựng với lưng chùa dựng vào núi, ba mặt còn lại thì hướng về rừng núi và những dãy đá nguyên sinh ngàn năm.
Cách di chuyển đến chùa Cổ Thạch Bình Thuận
Thật không quá xa để bạn có thể di chuyển đến chùa Cổ Thạch bởi chùa cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 100km. Nếu bạn di chuyển từ thị trấn Liên Hương thì mất khoảng 8km khoảng cách di chuyển hướng về phía Đông. Do vậy hãy lựa chọn đa dạng các loại phương tiện mà mình muốn để vi vu trên hành trình mà mình muốn nhé.
Sau một hành trình dài di chuyển và đi vào hang, điểm nổi bật hiện lên giữa muôn trùng thiên nhiên là một ngọn đồi bằng đá đang hướng ra biển. Đó chính là chùa Cổ Thạch. Do vậy mà nhiều du khách đã có những ấn tượng sâu sắc và luôn muốn quy lại để tìm một chốn yên bình, nhẹ nhàng ở chùa. Tọa lạc trên ngọn đồi cách mặt nước biển khoảng 64m, đường lên dốc thoai thoải khá dễ đi.
Lịch sử ngôi chùa Cổ Thạch
Chùa Cổ Thạch vốn có tên là “chùa Hang”. Năm 1835, thiền sư Bảo Tạng (đời thứ 40 của phái Lâm Tế) xây dựng nó. Trụ trì được 5 năm, thầy giao lại việc trông coi ngôi giảng đường cho đệ tử, để Nam tiến dấn thân vào con đường hoằng pháp cứu đời.
Cho đến nay, ngôi chùa đã trải qua 5 đời trụ trì và được xây dựng lại nhiều lần. Vì vậy, ban đầu chỉ là một ngôi chùa nhỏ nhưng ngày nay ngôi chùa đã khang trang và quy mô hơn rất nhiều.
Ngày nay, tuy đã 170 năm nhưng nhiều di sản văn hóa của Hán Nom vẫn còn được lưu giữ như đền thờ; liên; đối; hoành phi và nhiều tài liệu cổ quý giá. Trong số đó, Đại Hồng chung và Trống Sấm có từ đầu thế kỷ 19.
Xem Thêm: Hồ Biển Lạc: Hồ Nước Ngọt Ẩn Mình Trong Rừng Nguyên Sinh
Nét đẹp cổ kính của chùa Cổ Thạch
Chùa Cổ Thạch mang vẻ đẹp vượt thời gian khi hiện tại đã tồn tại khoảng 200 năm tuổi. Là nhân chứng sống cho bao sự kiện đổi thay của thiên nhiên và những trận đánh lịch sử vang xa thế giới. Cho đến ngày nay, chùa vẫn giữ cho mình những vẻ đẹp nguyên sơ khi gối đầu lên các đồi đá cùng những hang động huyền bí của thiên nhiên tạo hóa nơi đây.
Thuở sơ khai, chùa Cổ Thạch chỉ là một cái am nhỏ do sư Bửu Tạng của đời thứ 40 thiền phái Lâm Tế, đời vua Minh Mạng 16 lập nên để có một chỗ tu hành. Ông đã sống một cuộc đời cứu rỗi chúng sinh, giúp cho dân chúng tai qua nạn khỏi ở thời thế xã hội loạn lạc. Giai đoạn khi chùa đã trải qua 100 năm tuổi thì cũng qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa. Về sau, chùa Cổ Thạch đã được công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia.
Khi đi đến gần cổng Tam quan, nhìn sang chiếc cầu bên cạnh bạn sẽ thấy được bức tượng hình hổ ngồi và voi nằm. Hai bức tượng này là điểm nhấn của chùa Cổ Thạch khi được tạo nét và điêu khắc vô cùng tinh vi, ấn tượng. Cả cổng chào khi vào đều được ốp gạch men gốm sứ vô cùng đẹp và toát lên sự bề thế của một ngôi chùa.
Đi vào khu chánh điện là một khu đất rất rộng và khá bằng phẳng. Điều đặc biệt của chùa Cổ Thạch là khá nhiều khu được tạo hóa ban tặng cho những tảng đá khổng lồ trong nhiều hình dạng thú vị chất chồng lên nhau. Do vậy đã được tạo thành những cái bàn để thờ và đựng đồ.
Trong mỗi hang động sẽ thờ mỗi vị khác nhau nhau như hang động thờ Phật, chư vị Bồ Tát, nhà sư tổ đã viên tịch. Bên cạnh đó, các vách đá quanh am sẽ được vẽ những bức tranh như kể lại câu chuyện hành trình cuộc đời Đức Phật và các chư vị Bồ Tát. Khu vườn tháp tổ có diện tích rất rộng, khá nhiều ngọn tháp được xây dựng công phu và đầu tư trong lối thiết kế. Các khối đá tại chùa Cổ Thạch cũng có nhiều hình thù khá thú vị như con cóc, bàn tay Đức Phật, mẹ hôn con…
Những trải nghiệm thú vị tại chùa Cổ Thạch
Con đường đi lên chùa Cổ Thạch hẳn cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị nhất trong chuyến hành trình này. Bóng cây rợp mát cả con đường đi cho du khách. 36 phiên đá bằng thạch nối tiếp nhau thành bậc thang cho du khách đi lên. Dưới chân bậc thang là một đôi rồng đang uốn lượn bằng xi măng như một lời chào gửi đến du khách khi đến chùa chiêm bái, hành hương.
Tuy nhiên những ngôi chùa hay địa điểm du lịch tâm linh thì luôn nhộn nhịp và tràn ngập trong không khí lễ hội khi vào mùa. Và thật đặc biệt nếu bạn đến chùa Cổ Thạch vào ngày lễ lớn như lễ Vu Lan, lễ Phật Đản, lễ Hoài niệm ân sư. Không khí đông của không chỉ của du khách khắp nơi tụ về mà người dân địa phương cũng lên chùa rất đông.
Mọi người mỗi người mang một ít lễ vật cúng dường cùng những cái tâm thiện lành, hướng Phật và cầu mong cho những điều tốt đẹp, may mắn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, các hoạt động từ thiện như phát cơm chay cho người hành hương cũng được tổ chức sôi nổi.
Xem Thêm: Du lịch công viên tượng cát – Forgotten Land Mũi Né 2023
Lễ hội chùa Cổ Thạch
Hàng năm vào ngày 25 tháng 5 âm lịch là ngày giỗ của ngôi chùa Cổ Thạch. Nhân ngày này, các tăng ni, phật tử nơi đây tưởng nhớ công ơn to lớn của Thiền sư Bảo Tạng – người có công lớn xây dựng chùa ngày ấy.
Những lưu ý khi đến chùa Cổ Thạch
- Quần áo: Chùa Cổ Thạch nhiều đá nên việc đi lại khá khó khăn, nhất là với các bạn nữ. Vui lòng mặc quần áo kín đáo, thoải mái và đi giày thể thao để dễ dàng đi lại!.
- Tham quan: Đền chùa là nơi linh thiêng nên hạn chế các hành vi như nắm tay, vác vai. Khi đi vào bên trong các ngôi đền, hãy sử dụng ngôn ngữ thích hợp và giữ gìn vệ sinh chung. Không được tùy ý chạm vào di vật và tài sản của chùa.
- Ăn uống: Vì đến chùa không mất nhiều thời gian. Bạn chỉ nên dùng nước lọc và đồ chay trong chùa.
- Ngoài ra các bạn hãy tuân thủ các quy định khác của chùa nhé, hãy chú ý đến chi tiết các biển báo xung quanh chùa nhé!.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm thông tin và hiểu thêm về Chùa Cổ Thạch – ngôi chùa có không gian huyền bí với tuổi đời lâu đời và lịch sử phong phú.
Chùa Cổ Thạch là một địa điểm không thể bỏ qua nếu bạn là một tín đồ tâm linh và muốn mạo hiểm trong các chuyến đi của mình. Đừng quên ghé thăm Chùa Cổ Thạch khi đến Bình Thuận để trải nghiệm cảm giác tuyệt vời và khám phá những điều thú vị của ngôi chùa này nhé!
Bạn độc thân và đam mê trekking, muốn khám phá thiên nhiên đầy hùng vĩ? Hãy tham gia tour trekking Tà Năng Phan Dũng của 52Hz ngay hôm nay! Với đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp, bạn sẽ được trải nghiệm săn mây, đi qua nhiều địa hình rừng, đồi thoai thoải khác nhau, cùng tham gia đêm nhạc Acoustic cùng 52Hz, bạn sẽ có những trải nghiệm khó quên. Hãy liên hệ hotline đăng ký ngay: 028 4455 5252 để đặt chỗ!