Du Lịch Phú Yên

Tháp Nhạn Phú Yên: Khám Phá Kiến Trúc Ngàn Năm Của Người Chăm

Đến với tháp Nhạn Phú Yên, bạn không những có thể tha hồ check-in sống ảo với công trình kiến trúc độc đáo, cổ kính mà còn có cơ hội tìm hiểu rõ hơn nhiều giá trị văn hóa đặc sắc nơi đây

Tháp Nhạn Phú Yên - Kiến Trúc Ngàn Năm Của Người Chăm

Bạn đang tìm kiếm một điểm đến đầy thú vị tại Phú Yên để khám phá lịch sử và văn hóa đặc trưng của người Chăm? Tháp Nhạn Phú Yên sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bạn! Với kiến trúc trăm năm tuổi và những câu chuyện đầy huyền bí, tháp Nhạn sẽ là một trải nghiệm không thể bỏ qua cho những ai muốn khám phá sự đa dạng văn hóa của Việt Nam. Vậy còn ngại ngần gì nữa, bạn hãy cùng 52Hz khám phá những điều mới mẻ về một tháp Nhạn đồ sộ nhưng không kém phần tinh tế nhé!

Giới thiệu tháp Nhạn Phú Yên

✅ Địa chỉ  ⭐  Phường 1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
✅ Năm xây dựng  Cuối thế kỷ XI
✅ Diện tích  Gần 1000 mét vuông
✅ Chiều cao  24m
✅ Nên đi khi nào đẹp  Tháng 12 đến tháng 6

Lịch sử tháp Nhạn Phú Yên

Có nhiều câu chuyện được truyền miệng về tên của Tháp Nhạn. Người dân Phú Yên lý giải rằng vì trước kia đây là nơi sinh sống của loài chim nhạn nên từ đó về sau, ngọn tháp đã được đặt tên theo loài chim này.

Cũng có người dân địa phương giải thích rằng vì ngọn tháp được đặt trên núi có địa hình giống chim nhạn đang xòe đôi cánh khi nhìn từ xa nên gọi đây là tháp Nhạn.

Hình ảnh Tháp Nhạn cổ kính
Hình ảnh Tháp Nhạn cổ kính

Trong tiếng Ê Đê và Jarai, tháp Nhạn có tên là Yang Kơ Hmeng, người Kinh thì gọi là tháp Chàm còn người Chăm gọi là đền Kalan.

Hơn thế nữa, tháp còn được gọi bằng nhiều cái tên khác cực kỳ phong phú như núi Bảo Tháp, núi Tháp Khỉ, núi Tháp Dinh, núi Nhạn Tháp.

Review Tour Cực Đông 2N2Đ – Đón ánh bình minh đầu tiên tại Việt Nam

Truyền thuyết về công trình xây dựng tháp Nhạn Phú Yên

Có nhiều câu chuyện cổ ra đời về tháp Nhạn Phú Yên. Phổ biến nhất là câu chuyện về sự giúp đỡ của tiên nữ Thiên Y A Na đối với người Chăm.

Vẻ đẹp cổ kính của Tháp Nhạn
Vẻ đẹp cổ kính của Tháp Nhạn

Ngày xưa, cuộc sống của người dân Chăm Pa rất nghèo đói và khó khăn. Chứng kiến cảnh khổ cực đó, nàng tiên đã giáng trần để dạy người dân nơi đây cày cấy, các nghề như dệt vải, kéo sợi,… để mưu sinh. Để thể hiện lòng biết ơn, nhớ thương và tôn trọng của mình, người Chăm đã xây dựng ngọn tháp để thờ phụng tiên nữ, ngàn đời ghi nhớ công ơn nàng đã giúp đỡ dân tộc mình.  

Một câu chuyện khác được kể về quá trình hoàn thành tháp đó là trước kia, vùng đất Tuy Hòa là một nơi đầm lầy trũng thấp – nơi sinh sống của nhiều loài thủy sinh và thú dữ chuyên quấy phá cuộc sống người dân.

Chứng kiến cảnh dân chúng lầm than, Ngọc Hoàng bèn sai người khổng lồ xuống gánh đất, lấp hết những vùng trũng, đánh bại yêu ma quỷ quái, bảo vệ sự yên bình cho người dân. Tuy nhiên, khi đã lấp gần xong, do vội vàng muốn sớm về trời mà người khổng lồ chất đá nhiều hơn khiến đòn gánh bị gãy.  Đá từ hai gánh rơi xuống một bên tạo thành núi Chóp Chài, một gánh tọa trên núi Nhạn.

Địa chỉ Tháp Nhạn Phú Yên ở đâu?

Tháp Nhạn Phú Yên ở đâu
Tháp Nhạn Phú Yên ở đâu

“Phú Yên có đỉnh Cù Mông, 

có hòn Nhạn tháp, có dòng sông Ba.”

Câu hát ca dao trên của người dân đã nói lên vị trí và tầm quan trọng của tháp đối với xứ sở Phú Yên. Tháp Nhạn là một trong những địa danh nổi tiếng không thể bỏ qua khi nhắc đến du lịch Phú Yên. 

Tháp tọa lạc ở phía Bắc con sông Đà Rằng thuộc phường 1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, cách trung tâm thành phố khoảng 3,5km. 

Bức tranh non nước hữu tình được kết hợp bởi ngọn núi Nhạn và dòng sông Đà Rằng vĩ đại nơi đây chắc chắn sẽ chiếm trọn sự yêu thích của du khách ngay từ lần đầu ghé thăm.  

Xem Thêm: Đập Đồng Cam Phú Yên – Check-in Công trình vĩ đại của người dân xứ Nẫu

Lý do nên tham quan tháp Nhạn Phú Yên

Chiêm ngưỡng cấu trúc đặc sắc và độc đáo của tòa tháp 

Được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII trên đỉnh núi có độ cao 60 mét so với mực nước biển, Tháp Nhạn Phú Yên là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ, thể hiện sự tài hoa, khéo léo cũng như những nét đặc trưng trong tôn giáo của người Chăm. 

Diện tích tổng thể của tháp gần 1000 mét vuông, tổng chiều cao gần 24 mét. Tháp gồm ba phần: Bệ tháp, chân tháp và mái tháp đại diện cho ba tầng lớp trần tục, tâm linh và thần linh. 

Nét đẹp kiến trúc nghệ thuật độc đáo
Nét đẹp kiến trúc nghệ thuật độc đáo

Mặt chân tháp và thân tháp được xây dựng theo hình vuông, ý nghĩa tượng trưng cho đất. Khi bước vào bên trong tháp, du khách sẽ cảm nhận được một không gian thông thoáng, dễ chịu và mát mẻ, khác hẳn với cái nắng nóng ở bên ngoài vốn là đặc trưng của mảnh đất miền Trung. 

Chân tháp là một khối hình vuông lớn, được thiết kế lớn hơn thân tháp và ốp đá sa thạch. Chân tháp là một khối lớn vững chãi bám sâu vào trong lòng đất, được xây dựng phân tầng từ dưới lên trên nên rất chắc chắn, nâng đỡ toàn bộ khối lượng của phần đỉnh và thân tháp.

Phần thân tháp cao, thẳng đứng và đồ sộ được xây theo khối chắc chắn, mỗi cạnh dài 10,5m, cao khoảng 9,3m, tường dày khoảng 3m. Những biểu tượng chạm trổ trên thân tháp vô cùng đa dạng và phong phú. Nó không chỉ thể hiện ước vọng, hoài bão của con người, mà còn phản ánh thế giới của các vị thần.

Đây là điểm đến yêu thích của nhiều du khách
Đây là điểm đến yêu thích của nhiều du khách

Ấn tượng nhất có lẽ là phần đỉnh tháp với 4 cửa sổ nhìn ra 4 hướng đất trời ứng với bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Đặc biệt, đỉnh tòa tháp còn được đặt bức tượng đá Linga – sinh thực khí nam, tượng trưng cho thần Shiva, 1 trong 3 vị thần tối cao của Ấn Độ giáo. Đây là một trong những nét đặc trưng trong tín ngưỡng của người dân tộc Chăm Pa.

Bên trong tháp là một khoảng trống với chiều dài 4,5m, được bài trí khá đơn giản chỉ với bàn thờ tiên nữ Thiên Y A Na. Tháp được xây bằng những viên gạch có độ bền và khả năng chịu lực tác động lớn, nén tốt hơn những viên gạch thông thường.

Vẻ đẹp cổ kính của Tháp Nhạn
Vẻ đẹp cổ kính của Tháp Nhạn

Đặc biệt nhất là thứ dùng để kết dính những viên gạch lại với nhau. Loại nguyên liệu này vẫn còn là một ẩn số cho đến ngày nay. Các viên gạch gắn kết lại chắc chắn mà không có đường hồ nào lộ ra.  

Kiến trúc tháp Nhạn Phú Yên phần nào thể hiện được nền văn hóa rực rỡ và nghệ thuật xây dựng của người Chăm lúc bấy giờ. Hơn thế nữa, khi đứng dưới chân tháp, du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố Tuy Hòa và con sông Đà Rằng hữu tình.

Hoạt động lễ hội sinh động tại tháp Nhạn Phú Yên

Hằng năm, mỗi khi Xuân đến, tại sân Tháp Nhạn Phú Yên lại rộn ràng với Lễ hội Thơ Nguyên tiêu vào rằm tháng Giêng rồi lễ hội Vía Bà từ ngày 21 – 23/3 âm lịch.

Hoạt động lễ hội sinh động tại tháp Nhạn Phú Yên
Hoạt động lễ hội sinh động tại tháp Nhạn Phú Yên

Nếu bạn có cơ hội ghé thăm tháp Nhạn vào rằm tháng giêng hàng năm, bạn sẽ có thể hòa mình vào không khí vừa rộn ràng vừa đậm chất thơ của lễ hội Thơ Nguyên tiêu được tổ chức ngay tại sân tháp. Các thi sĩ Phú Yên với tình yêu thơ ca đong đầy sẽ hội tụ về đây để chia sẻ những tác phẩm của mình.

Ngoài ra, còn có rất nhiều các hoạt động văn nghệ, văn hóa đặc sắc nữa như lễ hội Vía Bà (Thiên Y A Na) được tổ chức từ ngày 21/3-23/3 âm lịch,…

Xem Thêm: Đảo Hòn Nưa – Chinh Phục “Thiên đường” Lãng Quên Của Phú Yên

Một số lưu ý khi tham quan Tháp Nhạn Phú Yên

Khi tham quan Tháp Nhạn Phú Yên, bạn cần chú ý những điều sau để đảm bảo hành trình trọn vẹn nhất:

  • Tháp Nhạn không mở cửa 24/24, chỉ từ 6h30 đến 23h. Nhưng để đảm bảo an toàn thì nên tham quan từ 6h30-9h30 và 16h30-20h30.
  • Bởi vì đây là điểm du lịch tâm linh nên không mặc quần áo ngắn, hở hang khi đến Tháp Nhạn Phú Yên. Ăn mặc phù hợp là một dấu hiệu của sự tôn trọng đối với điểm đến. Ngoài ra, vào ban đêm, vì ở trên núi cao nên gió ở khu vực Tháp Nhạn tương đối lạnh.
  • Dưới chân núi có rất nhiều cửa hàng bán đặc sản Phú Yên. Tuy nhiên, để tránh bị “hớ” thì bạn đừng quên hỏi giá trước khi mua.
Tháp Nhạn về đêm
Tháp Nhạn về đêm

Đến với tháp Nhạn Phú Yên, bạn không những có thể tha hồ check-in sống ảo với công trình kiến trúc độc đáo, cổ kính này mà còn có cơ hội tìm hiểu rõ hơn nhiều giá trị văn hóa đặc sắc được thể hiện trong kiến trúc, trang phục, phong tục tập quán, lễ hội,….của người Chăm.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về kiến trúc cổ của người Chăm tại Tháp Nhạn Phú Yên. Hãy dành thời gian để đến tham quan, khám phá và trải nghiệm những giá trị văn hóa lịch sử tuyệt vời này.

Vì vậy, bạn còn chần chờ gì nữa mà không nhanh chóng đưa tháp Nhạn Phú Yên vào danh sách những nơi phải ghé thăm trong chuyến du lịch Phú Yên của mình.

Nếu bạn là người đam mê yêu thích trekking và muốn khám phá thiên nhiên hoang dã, hãy tham gia tour trekking Cực Đông của 52Hz. Với đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp, bạn sẽ được trải nghiệm các địa hình đa dạng như sa mạt cát, đường bờ biển hoang sơ, đồi và rừng cây bụi tuyệt đẹp. Liên hệ hotline: 028 4455 5252 để đăng ký ngay!

Rate this post
Xuân Tiến
0
TOUR NỔI BẬT TẠI 52Hz

Tour Tà Năng Phan Dũng

Hành Trình: Xuyên qua ranh giới 3 tỉnh Lâm Đồng – Ninh Thuận – Bình Thuận tổng chiều dài 35km

Nơi khởi hành: TP. Hồ Chí Minh

Thời gian: 2 ngày 2 đêm

Độ khó: 7/10

12-05-2023

09-06-2023

23-06-2023

07-07-2023

28-07-2023

04-08-2023

Đặt Tour >>

Tour Tà Đùng 2N2Đ - Trekking Vịnh Hạ Long Của Tây Nguyên

Tour Tà Đùng

Hành Trình: Đi qua các đảo, khám phá thảm thực vật của núi rừng với tổng chiều dài 14km

Nơi khởi hành: TP. Hồ Chí Minh

Thời gian: 2 ngày 2 đêm

Độ khó: 5/10

12-05-2023

26-05-2023

09-06-2023

30-06-2023

07-07-2023

21-07-2023

04-08-2023

18-08-2023

Đặt Tour >>

Xuân Tiến tour guide kì cựu của 52Hz với hơn 10 năm kinh nghiệm làm nghề hướng dẫn viên du lịch, là người truyền và giữ “lửa” tinh thần cho cả đoàn tiến bước trong mỗi chuyến đi.

Bài viết liên quan
Tour Trekking Cùng 52Hz
Acoustic in Saigon


    Hành Trình Trekking Độc Thân Cùng 52hz
    Tour Tà Năng Phan Dũng
    Tour Tà Đùng
    Tour Cực Đông