Tháp Đôi Quy Nhơn, một trong những kỳ quan kiến trúc độc đáo của Bình Định, luôn là điểm đến không thể bỏ qua khi đặt chân tới thành phố biển này. Với thiết kế tinh xảo, tỉ mỉ đến từng chi tiết, Tháp Đôi không chỉ ghi dấu những trang sử lịch sử, văn hóa của đất Bình Định mà còn là điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước.
Hãy cùng 52Hz khám phá Top 5 điểm nhấn thu hút khách du lịch tại Tháp Đôi Quy Nhơn để có một chuyến đi thú vị và đáng nhớ nhé!
Giới thiệu tháp đôi Quy Nhơn
Tháp Đôi hay Tháp Hưng Thạnh được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI – đầu thế kỷ XIII, thời kỳ vương quốc Chăm Pa gặp nhiều biến động. Trải qua nhiều biến cố lịch sử thăng trầm, tháp đã bị hư hỏng nặng nề. Từ năm 1990 đến năm 1997, Tháp đã được trùng tu, tôn tạo bởi những người thợ lành nghề cùng với sự giúp đỡ của các nhà khoa học, khảo cổ học trong nước và các chuyên gia đến từ Ba Lan. Ngày nay, Tháp đôi Quy Nhơn đã được khôi phục lại hầu hết kiến trúc ban đầu và thu hút rất nhiều du khách tới tham quan khám phá mỗi khi đi du lịch Bình Định.
✅ Địa chỉ | Phường Đống Đa, thành phố du lịch Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. |
✅ Thời gian hoạt động | Từ 07h00 đến 17h00 hàng ngày |
✅ Giá vé tham quan | 8.000 đồng/lượt |
✅ Thời điểm tham quan đẹp nhất | 4 mùa đều đẹp |
Lịch sử Tháp đôi ở Quy Nhơn
Bạn có biết! Tháp Đôi có nhiều tên gọi khác nhau. Do tháp nằm trên đất của Làng Hưng Thạnh cũ nên nó còn được gọi là Tháp Hưng Thạnh. Theo sách “Nước non Bình Định” của Quách Tấn, người Pháp gọi là tháp Tour Kh’mer. Đây là một trong 8 quần thể tháp Chăm còn lại trên địa bàn tỉnh Bình Định ngày nay. Chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 11 – đầu thế kỷ 13, thời kỳ vương quốc Chămpa có nhiều biến động.
Trải qua bao thăng trầm, ngọn tháp đã bị phá hủy nặng nề. Tuy nhiên, từ năm 1990 đến năm 1997, Tháp Đôi ở Quy Nhơn được trùng tu. Được trang trí bởi các nghệ nhân lành nghề. Được sự giúp đỡ của các nhà khoa học và khảo cổ học trong nước, các chuyên gia Ba Lan. Được sự đầu tư của nhà nước, nơi đây đã được khôi phục lại diện mạo ban đầu.
Hiện tại, Tòa tháp đôi tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng tuyệt đẹp với diện tích hơn 6.000 mét vuông. Nó thấp thoáng bóng cây dừa, cau và hoa dại (những loài cây gắn liền với văn hóa Chăm).
Xem Thêm: Tháp Bánh Ít Quy Nhơn – Điểm Kiến Trúc Không Thể Bỏ Qua
Tháp Đôi ở đâu?
Tháp Đôi Quy Nhơn hay còn có tên gọi khác là Tháp Hưng Thạnh còn trong tiếng J’rai gọi là SRI BANOI là khu tháp lâu đời của Chăm Pa tọa lạc tại góc đường Trần Hưng Đạo, đường Tháp Đôi, thuộc phường Đống Đa, thành phố du lịch Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Tháp nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 6.000 m2 được tô điểm với thảm cỏ xanh và những hàng cây rợp bóng mát, là một nơi lý tưởng cho du khách dừng chân thưởng lãm. Tháp Đôi là một trong tám cụm Tháp Chăm còn lại trên đất Bình Định ngày nay, một trong những di tích kiến trúc văn hóa Chăm mang màu sắc tôn giáo đặc sắc.
Đến Tháp đôi bằng cách nào?
Cách trung tâm thành phố 3 km về phía Tây Bắc, Tháp Đôi gần Cầu Đôi trên quốc lộ 19, bắc trên nhánh sông từ hồ đèo Sơn chảy ra đầm Thị Nại cho nên có thể đi tới đây bằng mọi phương tiện. Đi ô tô hay xe máy từ Quy Nhơn tới Tháp Đôi, từ Cầu Đôi theo quốc lộ 19 đi về hướng thành phố khoảng 650 m, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy Tháp Đôi ở phía bên tay trái. Ngoài ra, với du khách nơi phương xa có thể lựa chọn phương tiện là máy bay tới Quy Nhơn rồi sau đó đi ô tô hoặc xe khách giường nằm hay ghế ngồi tới khám phá vẻ đẹp độc đáo của Tháp Đôi này.
Vé tham quan và giờ mở cửa
Tháp đôi mở cửa tham quan trong khoảng từ 7h – 11h30 và từ 13h30 – 17h, tất cả các ngày trong tuần.
Giá vé tham quan chỉ 8.000 đồng/lượt .Đây được xem là phí vệ sinh cho các cô chú lao công , thêm 5.000 đồng tiền giữ xe nữa. Như vậy chỉ với 13.000 đồng thôi là có thể thăm thú. Khám phá toàn bộ công trình độc đáo này rồi.
Tháp Đôi ở Quy Nhơn có gì mà thu hút nhiều khách du lịch đến thế?
Được xây bằng một kỹ thuật bí ẩn của người Chăm
Tháp được xây hoàn toàn bằng gạch nung đỏ xếp khít với nhau bằng một chất kết dính đặc biệt. Không giống như xây nhà bằng xi măng ngày nay, đây là một kỹ thuật xây độc đáo của người Chăm Pa xưa mà các nhà nghiên cứu ngày nay vẫn chưa giải mã được rằng làm cách nào, các viên gạch có thể dính chặt với nhau một cách chắc chắn như vậy.
Cấu trúc của Tháp Đôi vô cùng đặc biệt
Sở dĩ được gọi là Tháp Đôi bởi cụm tháp này chỉ bao gồm 2 ngọn tháp: Tháp lớn cao khoảng 20m và Tháp nhỏ cao khoảng 18m, nằm liền kề nhau với cửa hướng về phía Nam. Tháp Đôi không có hình dạng tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống người Chăm thông thường mà được cấu trúc thành hai phần chính: Phần thân vuông vức và đỉnh tháp chứa mặt cong. Các góc của tháp được trang trí bằng các phù điêu diễn tả các nhân vật, các vũ công với điệu múa lấy từ truyền thuyết Ấn Độ, những tượng chim thần Garuda hai tay đưa cao như đang nâng đỡ mái tháp kỳ vỹ này.
Tháp ở phía bắc
Nếu để ý, bạn sẽ thấy giữa hai ngọn tháp, ngọn tháp lớn có hình dáng khá cân đối, cao khoảng 20m. Thân và mái đều được xử lý cẩn thận với các đường diềm hơi nhún. Các hoa văn đối xứng trang trí hai bên và 21 hình vũ nữ nhảy múa được chạm khắc tinh xảo bao quanh diềm mái. Giữa đỉnh tháp và thân tháp được trang trí hình các tu sĩ đang ngồi thiền.
Tháp ở phía nam
Tháp nhỏ có cấu trúc tương tự và cao 18 mét. Nhưng trên nóc không có hình vũ công mà là đàn 13 chú hươu với nhiều hình dáng khác nhau, rất vui tươi và sinh động. Sự tỉ mỉ của người Chămpa sẽ khiến bạn cảm thấy đây thực sự là một công trình mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Nét nghệ thuật pha trộn độc đáo
Là một công trình tôn giáo của người Chăm xây dựng từ thế kỷ X đến XV, Tháp đôi mang trong mình nét nguyên bản của văn hóa Chăm Pa đồng thời mang những nét ảnh hưởng nhất định của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Angkor Wat. Đồng thời văn hóa Khmer cũng được cũng được thổi hồn vào tòa tháp thông qua hình tượng chim thần Garuda 2 tay giơ cao – hình ảnh tượng trưng của văn hóa Khmer. Một phần tháp khác cũng bị ảnh hưởng bởi nghệ thuật của nền văn hóa này là bộ diềm tháp được tạo hình bằng đá kết hợp điêu khắc hình người 6 tay, 8 tay và các con vật tạp chủng có đầu sư tử, đầu voi.
Xem Thêm: Ghé Thăm Bảo Tàng Quang Trung – Nơi Gìn Giữ Lịch Sử Dân Tộc
Một số thông tin hữu ích khi tham quan Tháp Đôi
Vé vào cổng chỉ 8.000 đồng, du khách cũng có thể liên hệ hướng dẫn viên để được nghe giới thiệu thông tin về Tháp Đôi Quy Nhơn một cách chi tiết. Hơn thế cứ vào tối mùng 2 Tết hàng năm, tại đây diễn ra chương trình Đêm hội Tháp Đôi với nhiều tiết mục văn nghệ văn hóa Chăm đặc sắc, mang đậm nét văn hóa dân tộc.
Du khách tới tham quan Tháp Đôi Hưng Thạnh có thể kết hợp tham quan thêm nhiều địa điểm du lịch khác gần đó như: Thành cổ Hoàng Đế, Tháp Bánh Ít, Cù Lao Xanh, Hòn Sẹo, Hòn Khô…
Bên cạnh đó, nếu là một tín đồ ăn uống thì bạn tuyệt đối đừng quên thưởng thức những món đặc sản Quy Nhơn “ngon quên lối về” như: bún chả cá Quy Nhơn, bún rạm Quy Nhơn, nem chợ Huyện, bánh xèo Bình Định, bánh ít, bánh hồng,… Và hãy mua thêm một chút về làm quà cho bạn bè, người thân nhé.
Tháp Đôi Quy Nhơn thực sự là một công trình kiến trúc nghệ thuật đáng được du khách tới đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế, mang đậm bản sắc dân tộc và đắm chìm mình trong thế giới kỳ bí để hồi tưởng lại một thời văn minh của vương quốc Champa.
Hy vọng với những thông tin về Tháp Đôi Quy Nhơn trong bài viết này, các bạn đã có thêm những trải nghiệm và kiến thức mới về địa danh này. Tháp Đôi không chỉ là một di sản văn hóa lịch sử quý giá mà còn là điểm đến hấp dẫn với những trải nghiệm độc đáo và tuyệt vời. Hãy ghé thăm và khám phá sự độc đáo của Tháp Đôi Quy Nhơn nhé!
Nếu bạn độc thân và đam mê trekking, khám phá thiên nhiên, thì các tour trekking của 52Hz là lựa chọn hoàn hảo cho bạn! Với đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp, thân thiện và sẵn sàng hỗ trợ, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trải nghiệm những chuyến trekking tuyệt vời. Bạn sẽ cùng nhau vượt qua những thử thách, chinh phục những điểm đẹp và tận hưởng những đêm nhạc acoustic đầy ý nghĩa. Hãy tham khảo các tour trekking của 52Hz tại đây!